AMC Group

Bảo lãnh vợ/chồng hoặc bạn đời sang Canada – người bảo lãnh cần biết những gì?

Công dân Canada và thường trú nhân được phép bảo lãnh thường trú cho vợ/chồng, bạn đời chung sống nhưng không kết hôn hoặc bạn đời không chung sống vì bị chia cách.

Mặc dù khái niệm bảo lãnh vợ/chồng nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc bảo lãnh vợ/chồng hoặc bạn đời của bạn trên thực tế có thể khó khăn và phức tạp. Người bảo lãnh và những bạn đời của họ có thể phải đối mặt với sự chậm trễ bất ngờ trong việc xử lý hồ sơ hoặc thậm chí bị từ chối đơn xin bảo lãnh.

Bước đầu tiên trong việc bảo lãnh vợ/chồng hoặc bạn đời của bạn là xác định xem bạn có đủ điều kiện để trở thành người bảo lãnh hay không và người bạn đời của bạn có đủ điều kiện để được bảo lãnh hay không.

 

Điều kiện cho người bảo lãnh:

Bạn có thể bảo lãnh vợ/chồng hoặc bạn đời chung sống như vợ chồng để nhập cư vào Canada nếu bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:

    • Đủ 18 tuổi trở lên;

    • Là công dân Canada, thường trú nhân

    • Đang sinh sống sống tại Canada; HOẶC là công dân Canada sống bên ngoài đất nước Canada và có thể cung cấp bằng chứng chứng minh rằng bạn sẽ quay về Canada sau khi vợ/chồng được bạn bảo lãnh trở thành thường trú nhân;

    • Sẵn sàng ký cam bảo lãnh tài chính kết trong ba năm kể từ ngày vợ/chồng hoặc bạn đời của bạn nhận được tư cách thường trú nhân

Bạn sẽ không được phép bảo lãnh cho bạn đời tiếp theo của mình nếu:

    • Đã từng được bảo lãnh diện kết hôn nhưng thời gian chưa đến 5 năm tính từ lúc bạn trở thành Thường trú nhân;

    • Chưa hoàn thành cam kết bảo lãnh tài chính với người được bảo lãnh trước đây trong thời hạn 3 năm.

    • Chưa thanh toán các khoản vay di trú, cam kết bảo đảm về tài sản hoặc các khoản thanh toán hỗ trợ gia đình theo lệnh của tòa án.

    • Không cung cấp đầy đủ hỗ trợ tài chính mà bạn đã đồng ý ban đầu khi nộp đơn xin bảo lãnh cho ai đó trong quá khứ*;

    • Đã tuyên bố phá sản và vẫn chưa được kết thúc nghĩa vụ pháp lý liên quan*;

    • Đang nhận trợ cấp xã hội vì bất kỳ lý do nào khác ngoài khuyết tật;

    • Đã bị kết án, có hành vi đe dọa hoặc cố gắng phạm tội bạo lực, tội phạm tình dục hoặc tội gây thương tích cho người thân;

    • Đang bị giam giữ hoặc thụ án tại Trại giam hình sự/Nhà tù tạm giam/Trại cải tạo hoặc Nhà tù;

    • Đã nộp đơn xin bảo lãnh cho vợ/chồng hiện tại của bạn và chưa nhận được quyết định; hoặc

    • Không được phép ở lại Canada hợp pháp do phải chịu lệnh trục xuất.

 

Điều kiện cho người được bảo lãnh:

Đối với bảo lãnh vợ/chồng, cuộc hôn nhân của cả 2 phải được công nhận hợp pháp tại quốc gia nơi diễn ra và phải được công nhận hợp pháp tại Canada. Cả hai vợ chồng phải có mặt trực tiếp tại buổi lễ kết hôn.

Đối với bảo lãnh bạn đời chung sống nhưng không kết hôn, các cặp đôi phải chứng minh sự ràng buộc đáng kể với nhau, bao gồm:

    • Cùng chung một ngôi nhà;

    • Hỗ trợ nhau về mặt tài chính và tình cảm; và

    • Trình bày bản thân trước công chúng như một cặp đôi.

Việc có con chung cũng sẽ giúp chứng minh mối quan hệ chung sống nhưng không kết hôn.

Đối với bảo lãnh bạn đời không chung sống, các cặp đôi phải chứng minh:

    • Mức độ gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau đáng kể; và

    • Những trở ngại hoặc hạn chế ngăn cản cặp đôi kết hôn hoặc chung sống.


Nếu vợ/chồng hoặc bạn đời tại Canada chưa có tư cách thường trú thì họ phải có tình trạng tạm trú tạm thời hợp lệ (giấy phép lao động, giấy phép học tập hoặc tình trạng du khách) khi mở hồ sơ bảo lãnh.

 

Chính sách này cho phép vợ/chồng hoặc bạn đời không có tình trạng tạm trú hợp lệ vẫn có thể được bảo lãnh ngay cả khi họ không được phép vào Canada với các lý do sau

    • Đã quá hạn thị thực, giấy xác nhận lưu trú, giấy phép lao động hoặc giấy phép du học;

    • Đã làm việc hoặc học tập tại Canada mà không có tình trạng cư trú hợp pháp;

    • Đã nhập cảnh vào Canada mà không có thị thực hoặc giấy tờ khác theo yêu cầu; hoặc

    • Đã nhập cảnh vào Canada mà không có giấy tờ hợp lệ.

Tuy nhiên, lưu ý rằng đối tác được bảo lãnh phải có giấy tờ hợp lệ vào thời điểm họ được cấp thường trú.

 

Thường trú nhân có những quyền nào?

Thường trú nhân là cá nhân được cấp quyền hợp pháp để sống tại Canada trên cơ sở lâu dài thông qua nhập cư trong khi bản thân vẫn là công dân của một quốc gia khác. Mặc dù thường trú nhân không phải là công dân Canada, nhưng họ có nhiều quyền và đặc quyền giống như công dân:

    • Tiếp cận hầu hết các phúc lợi xã hội dành cho công dân Canada, ví dụ như bảo hiểm y tế và giáo dục;

     • Khả năng sống, làm việc và học tập ở bất kỳ đâu tại Canada;

     • Tùy chọn nộp đơn xin quốc tịch Canada; và

     • Sự bảo vệ và đảm bảo được quy định trong Hiến chương Quyền và Tự do của Canada.

 

Thường trú nhân không được phép làm gì?

Có những hạn chế cụ thể đối với những gì thường trú nhân có thể làm ở Canada. Bao gồm:

     • Không được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chính trị ở cấp tỉnh hoặc liên bang; và

     • Không đủ điều kiện cho một số công việc đòi hỏi phải có thẩm quyền an ninh cấp cao.

 

Để chuyển từ thường trú nhân sang quốc tịch, người mới đến phải:

    • Đã sinh sống tại Canada trong từ 3 năm trở lên trong vòng 5 năm trước gần nhất trước khi nộp hồ sơ xin quốc tịch;

    • Đã nộp tờ khai thuế cho những năm qua;

    • Thông qua bài kiểm tra về quyền và trách nhiệm tại Canada và có hiểu biết về văn hóa và lịch sử của Canada;

    • Chứng minh trình độ ngoại ngữ của họ bằng cách làm bài kiểm tra ngôn ngữ; và

    • Tuyên thệ nhập quốc tịch.

Nguồn: Cicnews

en_USEN